Thuyết minh về chiếc nón lá
Tôi có một chuyến du lịch đầy thú vị tại Huế - một mảnh đất rất dịu dàng, nên thơ và vô cùng đằm thắm! Cũng nhờ chuyến đi này, tôi có dịp tới thăm và trải nghiệm tại làng nón Dạ Lê, để tìm hiểu một cách cặn kẽ về chiếc nón lá – một đồ vật truyền thống lâu đời của nhân dân Việt Nam. Hình ảnh chiếc nón lá luôn quen thuộc, gần gũi với người phụ nữ Việt Nam từ xưa tới nay, khi nhắc tới chiếc nón lá người ta thường nhớ ngay đến những tà áo dài thướt tha, tới những lời ăn tiếng nói dịu dàng, đậm phong tục tập quán của người Việt Nam, dù đi đâu thì hình ảnh chiếc nón lá vẫn luôn đậm sâu trong trái tim mỗi người, hình ảnh mộc mạc, chân chất lại rất nhiều ý nghĩa, và chiếc nón lá còn là một trong những món quà ý nghĩa mà người dân Việt Nam dành tặng bàn bè quốc tế để thể hiển sự thân thiết, quí mến.
Từ xa xưa, nón lá đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể & tiểu thuyết. Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, nghề chằm nón vẫn được duy trì & tồn tại đến ngày nay. Nón thường được đan bằng các loại lá khác nhau như lá cọ, lá nón, lá buông, rơm, tre, lá cối, lá hồ, v.v..., có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc nhung, lụa để giữ trên cổ, nón dạng hình chóp nhọn hay hơi tù, tuy nhiên vẫn có một số loại nón rộng bản & làm phẳng đỉnh. Lá nón được xếp trên một cái khung gồm các nan tre nhỏ uốn thành hình vòng cung, được ghim lại bằng sợi chỉ, hoặc các loại sợi tơ tằm,... giữ cho nón với khung bền chắc...
Nhìn chiếc nón nhỏ gọn, mộc mạc như vậy chắc hẳn mọi người đều nghĩ rằng, nón rất dễ làm và chỉ tốn chút công sức, tuy nhiên sự thật lại là điều ngược lại. Để tạo ra một chiếc nón thì cần sự cầu kỳ, tỉ mỉ, kỳ công của người làm nón, muốn chiếc nón đẹp thì ngay từ khâu chọn nguyên liệu, rồi khâu từng đường kim mũi chỉ người thợ đã đặt hết tâm tình vào đó để tạo ra những chiếc nón đẹp.
Nón làm bằng nhiều vật liệu khác nhau nhưng chủ yếu bằng lá nón, chiếc nón được chuốt từng thanh tre mảnh, nhỏ & dẻo dai rồi uốn thành vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau thành những cái vành nón, vành nón to nhất có đường kính rộng khoảng 40 xen- ti- mét, cái tiếp theo nhỏ dần. Có đến 16 cái vành, cái nhỏ nhất tròn bằng đồng xu. Tất cả được xếp tiếp nhau trên một cái khuôn hình chóp. Những chiếc lá nón được lấy về từ rừng đem phơi khô cho trắng được xếp từng cái chồng khít lên nhau cất trong những túi ni lông cho đỡ mốc. Khi đem ra làm nón người phụ nữ, thợ thủ công lấy từng chiếc lá, làm cho phẳng rồi lấy kéo cắt chéo đầu trên lấy kim xâu chúng lại với nhau chừng 24-25 chiếc lá cho một lượt sau đó xếp đều trên khuôn nón. Lá nón mỏng và cũng chóng hư khi gặp mưa nhiều nên các thợ thủ công nghĩ ngay ra tận dụng bẹ tre khô để làm lớp giữa hai lớp lá nón làm cho nón vừa cứng lại vừa bền. Khâu đoạn tiếp, thợ thủ công lấy dây cột chặt lá nón đã trải đều trên khuôn với khung nón rồi họ mới bắt đầu khâu. Người thợ đặt lá lên sườn nón rồi dùng dây cước & kim khâu để chằm nón thành hình chóp. Nón sau khi thành hình được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền & tính thẩm mĩ.
Thuở xưa, nón lá được người Việt làm để tặng người thân và bạn bè và đã tạo nên được sự ưa chuộng nhất định. Sau đó, những người làm nón bắt đầu đưa ra bán ở thị trường không chỉ cho người Việt Nam mà cả những du khách nước ngoài khi du lịch Việt Nam. Những câu thơ, hình ảnh được ép vào nón cũng đa dạng và phong phú hơn, thường là những câu ca dao quen thuộc trong đời sống hàng ngày, là hình ảnh của các cô gái Việt trong tà áo dài thướt tha, mềm mại.
Nét dịu dàng của nón lá có mặt trên khắp các cánh đồng làng quê Việt Nam. Chiếc nón lá theo người nông dân ra đồng, cùng tham gia quá trình lao động sản xuất cho mùa màng bội thu. Khi về đến nhà, nón lá còn là công cụ để quạt mát, khi lật ngửa nón lá lại, chúng còn là nơi đựng đồ rộng dùng đựng những đồ lặt vặt, những vật dụng cá nhân trong gia đình.. Nón lá còn là một phần không thể thiếu khi tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Tà áo dài - chiếc nón lá đã trở thành một hình ảnh chuẩn mực của người phụ nữ Việt Nam vừa đẹp người, vừa đẹp nết, nhẹ nhàng và tinh tế. Nếu tà áo dài tôn lên vẻ đẹp thướt tha, duyên dáng, thùy mị sang trọng của người con gái biết bao nhiêu thì nón lá lại làm cho người con gái mang một vẻ đẹp tiềm ẩn, kín kẽ và đậm đà hơn bấy nhiêu.
Khi đi du lịch ở bất kì đâu trên đất nước Việt Nam xinh đẹp này, bạn cũng đều có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của một người bạn nước người trên đầu đội nón lá Việt Nam với vẻ mặt tươi cười rạng rỡ lại càng làm cho chiếc nón lá trở nên ý nghĩa hơn. Nón lá giờ đây đã trở thành một món quà tạo nên sự gắn kết giữa Việt Nam với nước bạn trên thế giới. Nó được coi như một đại sứ du lịch, đưa hình ảnh của Việt Nam vươn ra khu vực, vươn ra thế giới.
Nón lá là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam, là hình ảnh bình dị thân quen với tà áo dài truyền thông của người phụ nữ Việt Nam, chiếc nón là được phổ biến trên khắp đất nước và là nét đặc trưng văn hóa riêng của đất nước Việt Nam, tuy chỉ là một chiếc nón lá đơn sơ và mộc mạc như chính tính cách con người Việt Nam giản dị nhưng lại vô cùng có ý nghĩa. Chiếc nón lá là hình ảnh của Việt Nam, là món quà mà chính bàn tay người Việt tạo ra, là cây cầu nối tình bằng hữu giữa Việt Nam và nước bạn. Về thăm Huế thân thương, được chu du khắp miền quê trên mảnh đất Huế, lại được học hỏi nhiều hơn về cách làm nón, hiểu biết sâu hơn về chiếc nón lá, quả thực là một điều rất ý nghĩa đối với bản thân tôi, và khi trở về Quảng Ninh, tôi cũng chẳng thể quên mang theo món quà là chiếc nón lá Huế, như một vật kỉ niệm về chuyến đi tràn đầy sự thú vị này, nhìn chiếc nón ấy, tôi lại thêm yêu hơn mảnh đất Huế, con người Huế nói riêng, cũng như yêu thêm đất nước, quê hương và con người Việt Nam nói chung.
Từ xa xưa, nón lá đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể & tiểu thuyết. Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, nghề chằm nón vẫn được duy trì & tồn tại đến ngày nay. Nón thường được đan bằng các loại lá khác nhau như lá cọ, lá nón, lá buông, rơm, tre, lá cối, lá hồ, v.v..., có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc nhung, lụa để giữ trên cổ, nón dạng hình chóp nhọn hay hơi tù, tuy nhiên vẫn có một số loại nón rộng bản & làm phẳng đỉnh. Lá nón được xếp trên một cái khung gồm các nan tre nhỏ uốn thành hình vòng cung, được ghim lại bằng sợi chỉ, hoặc các loại sợi tơ tằm,... giữ cho nón với khung bền chắc...
Nhìn chiếc nón nhỏ gọn, mộc mạc như vậy chắc hẳn mọi người đều nghĩ rằng, nón rất dễ làm và chỉ tốn chút công sức, tuy nhiên sự thật lại là điều ngược lại. Để tạo ra một chiếc nón thì cần sự cầu kỳ, tỉ mỉ, kỳ công của người làm nón, muốn chiếc nón đẹp thì ngay từ khâu chọn nguyên liệu, rồi khâu từng đường kim mũi chỉ người thợ đã đặt hết tâm tình vào đó để tạo ra những chiếc nón đẹp.
Nón làm bằng nhiều vật liệu khác nhau nhưng chủ yếu bằng lá nón, chiếc nón được chuốt từng thanh tre mảnh, nhỏ & dẻo dai rồi uốn thành vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau thành những cái vành nón, vành nón to nhất có đường kính rộng khoảng 40 xen- ti- mét, cái tiếp theo nhỏ dần. Có đến 16 cái vành, cái nhỏ nhất tròn bằng đồng xu. Tất cả được xếp tiếp nhau trên một cái khuôn hình chóp. Những chiếc lá nón được lấy về từ rừng đem phơi khô cho trắng được xếp từng cái chồng khít lên nhau cất trong những túi ni lông cho đỡ mốc. Khi đem ra làm nón người phụ nữ, thợ thủ công lấy từng chiếc lá, làm cho phẳng rồi lấy kéo cắt chéo đầu trên lấy kim xâu chúng lại với nhau chừng 24-25 chiếc lá cho một lượt sau đó xếp đều trên khuôn nón. Lá nón mỏng và cũng chóng hư khi gặp mưa nhiều nên các thợ thủ công nghĩ ngay ra tận dụng bẹ tre khô để làm lớp giữa hai lớp lá nón làm cho nón vừa cứng lại vừa bền. Khâu đoạn tiếp, thợ thủ công lấy dây cột chặt lá nón đã trải đều trên khuôn với khung nón rồi họ mới bắt đầu khâu. Người thợ đặt lá lên sườn nón rồi dùng dây cước & kim khâu để chằm nón thành hình chóp. Nón sau khi thành hình được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền & tính thẩm mĩ.
Thuở xưa, nón lá được người Việt làm để tặng người thân và bạn bè và đã tạo nên được sự ưa chuộng nhất định. Sau đó, những người làm nón bắt đầu đưa ra bán ở thị trường không chỉ cho người Việt Nam mà cả những du khách nước ngoài khi du lịch Việt Nam. Những câu thơ, hình ảnh được ép vào nón cũng đa dạng và phong phú hơn, thường là những câu ca dao quen thuộc trong đời sống hàng ngày, là hình ảnh của các cô gái Việt trong tà áo dài thướt tha, mềm mại.
Nét dịu dàng của nón lá có mặt trên khắp các cánh đồng làng quê Việt Nam. Chiếc nón lá theo người nông dân ra đồng, cùng tham gia quá trình lao động sản xuất cho mùa màng bội thu. Khi về đến nhà, nón lá còn là công cụ để quạt mát, khi lật ngửa nón lá lại, chúng còn là nơi đựng đồ rộng dùng đựng những đồ lặt vặt, những vật dụng cá nhân trong gia đình.. Nón lá còn là một phần không thể thiếu khi tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Tà áo dài - chiếc nón lá đã trở thành một hình ảnh chuẩn mực của người phụ nữ Việt Nam vừa đẹp người, vừa đẹp nết, nhẹ nhàng và tinh tế. Nếu tà áo dài tôn lên vẻ đẹp thướt tha, duyên dáng, thùy mị sang trọng của người con gái biết bao nhiêu thì nón lá lại làm cho người con gái mang một vẻ đẹp tiềm ẩn, kín kẽ và đậm đà hơn bấy nhiêu.
Khi đi du lịch ở bất kì đâu trên đất nước Việt Nam xinh đẹp này, bạn cũng đều có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của một người bạn nước người trên đầu đội nón lá Việt Nam với vẻ mặt tươi cười rạng rỡ lại càng làm cho chiếc nón lá trở nên ý nghĩa hơn. Nón lá giờ đây đã trở thành một món quà tạo nên sự gắn kết giữa Việt Nam với nước bạn trên thế giới. Nó được coi như một đại sứ du lịch, đưa hình ảnh của Việt Nam vươn ra khu vực, vươn ra thế giới.
Nón lá là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam, là hình ảnh bình dị thân quen với tà áo dài truyền thông của người phụ nữ Việt Nam, chiếc nón là được phổ biến trên khắp đất nước và là nét đặc trưng văn hóa riêng của đất nước Việt Nam, tuy chỉ là một chiếc nón lá đơn sơ và mộc mạc như chính tính cách con người Việt Nam giản dị nhưng lại vô cùng có ý nghĩa. Chiếc nón lá là hình ảnh của Việt Nam, là món quà mà chính bàn tay người Việt tạo ra, là cây cầu nối tình bằng hữu giữa Việt Nam và nước bạn. Về thăm Huế thân thương, được chu du khắp miền quê trên mảnh đất Huế, lại được học hỏi nhiều hơn về cách làm nón, hiểu biết sâu hơn về chiếc nón lá, quả thực là một điều rất ý nghĩa đối với bản thân tôi, và khi trở về Quảng Ninh, tôi cũng chẳng thể quên mang theo món quà là chiếc nón lá Huế, như một vật kỉ niệm về chuyến đi tràn đầy sự thú vị này, nhìn chiếc nón ấy, tôi lại thêm yêu hơn mảnh đất Huế, con người Huế nói riêng, cũng như yêu thêm đất nước, quê hương và con người Việt Nam nói chung.
Comments
Post a Comment