Cảm nhận của em về bài ca dao " Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. Mịt mù khói tỏa thành sương, Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ."
Ca dao dân ca là tấm gương bức xạ hiện thực khách quan của mỗi dân tộc với lối sống, điều kiện sống và những phong tục tập quán riêng. Hình ảnh về thiên nhiên, cuộc sống, về truyền thống dân tộc, quan hệ xã hội được phạm trù hóa theo những cách khác nhau, bằng những hình thức ngôn ngữ khác nhau. Ca dao dân ca không chỉ cho thấy những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam mà còn làm nổi bật lên tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu người thiết tha. Đó là kết tinh thuần tuý của tinh thần dân tộc, là nét đẹp trong văn hóa dân gian Việt Nam. Trong ca dao, dân ca, hình ảnh làng quê Việt Nam hiện lên với tất cả vẻ đẹp mộc mạc, giản dị và thân thương nhất. Mỗi một miền quê đều có những câu hò, điệu hát rất chung mà lại rất riêng, mang âm hưởng của từng vùng miền. đối với người Hà Nội, có lẽ những câu thơ dưới đây đã quá quen thuộc và trở thành một phần trong kí ức của mỗi người con thủ đô.
Bài ca dao trên là một bài thơ của nhà văn Dương Khuê - một tác giả đời Nguyễn, với lối sáng tác theo phong cách dân gian, sau khi ra đời bài thơ đã được đông đảo quần chúng đón nhận nhiệt tình, được dân gian hóa và người dân Việt Nam đã dần chấp nhận nó như một tác phẩm dân gian “Ca dao”. Bài ca dao hiện lên với tất cả những gì thân thuộc và gần gũi nhất, đó là bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp về cảnh Tây Hồ với nét bút độc đáo miêu tả nhịp sống con người, đó là cuộc sống bình yên, no ấm của người dân lao động.
Sử dụng mô típ “gió đưa” quen thuộc, tác giả thể hiện được sự tinh tế của mình qua ngòi bút tả cảnh, ông khéo léo lấy gió-một thứ vô hình làm đòn bẩy tạo nên cảnh hữu tình, một chuyển động nhẹ nhàng, êm ái, là sự kết hợp hài hòa, ý vị của thiên nhiên. Cơn gió nhẹ nhàng, mơn man đưa đẩy cành trúc mềm mại, một bức tranh thi vị như dần hiện ra. Câu ca dao ngắt nhịp 4/4, tạo ra hai vế đối: "Tiếng chuông Trấn Vũ – canh gà Thọ Xương" , cân xứng và hòa hợp như chính tiếng chuông chùa Trấn Vũ với tiếng gà gáy sang canh của làng Thọ Xương vọng tới, hòa hợp như sự hòa hợp giữa gió và trúc giữa thiên nhiên. Tác giả dường như đã diễn tả một cách trọn vẹn một tiếng chuông ngân dài trong màn sương đêm như một hơi thở phập phồng. Đặt trong khung cảnh thiên nhiên, nhịp sống con người hài hòa tinh tế của bài ca dao, tiếng chuông thực sự trở nên ấm áp và có hồn làm sao! Phải chăng đó là tiếng hồn thiêng của dân tộc, tiếng chuông Trấn Vũ ngân lên như ru hồn người vào cõi xa xăm, vẫn trong phép đối của câu ca dao, đối lập với âm thanh ngân vang, vọng về của tiếng chuông là tiếng gà gáy sang canh-một thứ âm thanh đã đi sâu trong tiềm thức của nhịp sống đời thường dân dã - canh gà Thọ Xương. Với nghệ thuật tả cảnh vô cùng tinh tế, lấy cái xa nói gần, lấy động để tả tĩnh, nhà thơ đã mở ra trước mắt chúng ta một bức tranh phong cảnh về cuộc sống yên bình, êm ả và thơ mộng vốn có của chốn kinh đô Thăng Long cổ xưa.
Tiếng chuông ngân vang hòa cùng tiếng gà le te gáy, hai âm thanh ấy như hòa quyện vào nhau và tan ra trong màn sương mịt mờ trời thu, cảnh vật như trở nên thơ mộng hơn bao giờ hết.
Với đảo ngữ “Mịt mù khói tỏa” trên ngàn sương bao la, mênh mông đã làm cho không gian cảnh vật trở nên mịt mờ, huyền ảo và tĩnh lặng biết nhường nào. Bên cạnh đó, từ láy “mịt mù” với danh từ “khói” và độg từ “tỏa” đã mang đến cho câu ca dao một ý nghĩa biểu cảm đặc biệt, ngoài ra, thủ pháp nghệ thuật so sánh được sử dụng cũng vô cùng khéo léo và kín đáo, màn sương đêm được ví như khói tỏa, phép so sánh này có tính chất tạo hình cao giúp cho cách diễn tả vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát lại rất giàu chất thơ.
Tiếp nối những âm thanh dân dã đời thường trong màn khói mờ ảo, tiếng chày giã vỏ dó ở phường Yên Thái vang lên rộn rã, dồn dập, nhịp nhàng. Tiếng chày vang lên cũng khiến ta liên tưởng tới hình ảnh của những người thợ Yên Thái cần mẫn, tài hoa với tay nghề thành thục, lao động vô cùng cực nhọc, vất vả để tạo ra sản phẩm độc đáo, đẹp cho đời. Nhưng có lẽ tiếng giã ấy sẽ chỉ còn mãi trong câu ca dao trên khi nghề làm giấy dó không còn tồn tại nữa. Bằng biện pháp tu từ ẩn dụ và so sánh được kết hợp, vận dụng hài hòa, tác giả vẽ lên một cảnh sắc tuyệt đẹp: “Mặt gương Tây Hồ” Ánh bình minh lúc này đã dần xua tan màn sương khói, hình ảnh Hồ Tây dần hiện lên với vẻ yên tĩnh, mênh mông và bao la, nước hồ trong xanh, phẳng lặng chẳng khác gì một tấm gương khổng lồ. Qua cách miêu tả trên, ta cũng cảm nhận được phần nào vẻ đẹp rạng ngời của thắng cảnh Hồ Tây – thắng cảnh của kinh thành Thăng Long, một biểu tượng thiêng liêng của hồn nước ngàn năm.
Bài thơ sử dụng ngôn ngữ dân gian tự nhiên, trong sáng, trữ tình, cùng với thể thơ lục bát thuần nhị, hàm súc mang lại cho bài thơ sự giản dị, gần gũi. Với hai cặp lục bát ngắn gọn được sử dụng, bài ca dao gói vào trong đó tất cả cảnh đẹp thiên nhiên Tây Hồ với những hình ảnh, âm thanh bằng những cảm nhận tinh tế, diễn tả cái hay, cái đẹp, khắc họa rõ nét bức tranh thiên nhiên, hình ảnh đất nước tươi đẹp, cuộc sống bình yên, no ấm và không kém phần thi vị trong cảm nhận của tác giả, qua đó ta còn thấy được tình yêu của tác giả đối với thiên nhiên, đất nước và con người. Bên cạnh đó, bài thơ cũng khiến tôi cảm thấy yêu Hà Nội hơn, mặc dù trong trí nhớ của tôi trước đây, Hà Nội chỉ là một thành phố bụi bặm, ồn ào tiếng còi xe, nhưng có lẽ ở một khía cạnh nào đó, khi ta quan sát kĩ thì Hà Nội bình yên, ấm áp và đáng yêu hơn nhiều.
"Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói tỏa hơi sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ."
"Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương."
Tiếng chuông ngân vang hòa cùng tiếng gà le te gáy, hai âm thanh ấy như hòa quyện vào nhau và tan ra trong màn sương mịt mờ trời thu, cảnh vật như trở nên thơ mộng hơn bao giờ hết.
“Mịt mù khói tỏa thành sương”
“Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”
Bài thơ sử dụng ngôn ngữ dân gian tự nhiên, trong sáng, trữ tình, cùng với thể thơ lục bát thuần nhị, hàm súc mang lại cho bài thơ sự giản dị, gần gũi. Với hai cặp lục bát ngắn gọn được sử dụng, bài ca dao gói vào trong đó tất cả cảnh đẹp thiên nhiên Tây Hồ với những hình ảnh, âm thanh bằng những cảm nhận tinh tế, diễn tả cái hay, cái đẹp, khắc họa rõ nét bức tranh thiên nhiên, hình ảnh đất nước tươi đẹp, cuộc sống bình yên, no ấm và không kém phần thi vị trong cảm nhận của tác giả, qua đó ta còn thấy được tình yêu của tác giả đối với thiên nhiên, đất nước và con người. Bên cạnh đó, bài thơ cũng khiến tôi cảm thấy yêu Hà Nội hơn, mặc dù trong trí nhớ của tôi trước đây, Hà Nội chỉ là một thành phố bụi bặm, ồn ào tiếng còi xe, nhưng có lẽ ở một khía cạnh nào đó, khi ta quan sát kĩ thì Hà Nội bình yên, ấm áp và đáng yêu hơn nhiều.
Jim
Bài ca dao 'Gió đưa cành trúc la đà
ReplyDeletechu pa pi pu nha nhố
ReplyDelete